Đ1 BLLĐ
Bộ Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
Đ2 BLLĐ
Bộ Luật Lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu.
Bộ luật này cũng được áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được quy định tại Bộ luật này./.
Chỉ giải quyết tranh chấp theo luật LĐ khi có các phát sinh dựa trên HĐLĐ.
(Một số hợp đồng thuê mướn không áp dụng theo HĐLĐ
+ HĐ Dịch vụ: NLĐ không chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ.
+ HĐ thuê đại lý: chịu điều chỉnh theo luật dân sự hoặc luật thương mại…)
HĐLĐ thể hiện qua: văn bản, bằng miệng (và bằng hành vi)
Ví dụ về hành vi:
Cty có nhu cầu thuê mướn phụ hồ công trình xây dựng. Công nhân đang làm việc tại Cty biết thông tin và dẫn bạn vào làm vị trí đó. Đến tháng Công ty vẫn chấm công và trả lương cho lao động mới này thì đây được coi là thỏa thuận lao động bằng hành vi.