đây là mình lấy một VD cụ thể cua người lao động:
Dù đã 60 tuổi nhưng do yêu cầu công việc, ông Lê Minh Hoàng được một doanh nghiệp (DN) Nhà nước tại quận 3, TPHCM giữ lại làm việc thêm hai năm. Ông Hoàng vẫn phải làm việc mỗi ngày 8 giờ, thậm chí nhiều hơn.
Ông Nguyễn Hiếu Đức, Chánh Thanh tra Lao động TPHCM
“NSDLĐ được quyền quy định thời gian làm việc, ngày nghỉ hàng tuần”
Pháp luật lao động cho phép người sử dụng lao động quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần và ngày nghỉ hàng tuần phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của DN nhưng không được trái quy định và phải được thể hiện trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động và nội quy lao động của đơn vị. Thời giờ làm việc theo quy định là không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần.
Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bị lạm dụng
Sau khi nghỉ hưu, ông Lê Minh Hoàng mới biết có một điều khoản trong luật quy định rằng đối với người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi mà vẫn làm việc thì năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu được giảm 4 giờ làm việc trong ngày mà vẫn được hưởng đủ lương. Nhiều năm qua, Công ty Thuốc trừ sâu Sài Gòn đã thực hiện giảm giờ làm việc cho công nhân (CN) theo quy định đối với ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Tương tự, ở Nhà máy Thép Thủ Đức, nhiều công đoạn, CN chỉ làm việc 6 giờ/ca.
Tuy nhiên, đây không phải là những trường hợp phổ biến. Tại TPHCM, CN nhiều DN thuộc các ngành nghề nặng nhọc, độc hại như bốc xếp, đóng tàu, sản xuất phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật... vẫn phải làm việc với thời gian tương tự như CN làm việc trong điều kiện bình thường. Nhiều DN quy định làm việc 8 giờ mỗi ngày nhưng thực tế CN phải làm việc 9 giờ/ngày vì phải đi sớm, về muộn để vệ sinh máy móc, nhà xưởng và làm công việc chuẩn bị cho sản xuất.
Làm thêm giờ nhưng không được tính là tăng ca
CN Công ty Phú Thuận (quận 7, TPHCM) cho biết họ phải làm việc liên tục từ 7 giờ đến 19 giờ mỗi ngày, không được nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật. Có tháng, CN phải làm việc trên 300 giờ (thời gian làm việc tiêu chuẩn là 208 giờ). Tại Công ty Hàn Linh (huyện Bình Chánh, TPHCM), mỗi tháng CN chỉ được nghỉ 2 ngày chủ nhật; những ngày khác, phải làm việc 9 giờ. CN thường xuyên phải tăng ca 3 giờ mỗi ngày nhưng không được tính là thời gian làm thêm. Tương tự, ở Công ty Nghệ Vinh (quận Thủ Đức, TPHCM), CN làm việc 12 giờ mỗi ngày, kể cả ngày chủ nhật nhưng không được trả đủ tiền phụ trội cũng không được nghỉ bù. Cá biệt, một DN tại Khu Công nghiệp Tân Bình quy định làm việc theo tuần, mỗi tuần 72 giờ và cho rằng làm vậy là phù hợp quy định vì “mỗi ngày không quá 50% thời gian làm việc tiêu chuẩn”.
Vận dụng linh hoạt nhưng phải rõ ràng
Một thực tế khác là nhiều đơn vị, DN sắp xếp thời gian làm việc đúng quy định nhưng vẫn làm cho NLĐ băn khoăn vì việc triển khai chưa rõ ràng. Một số CN Công ty Truyền tải Điện 4 thắc mắc họ làm việc ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần chỉ được trả lương như ngày thường. Nhân viên điều dưỡng ở một bệnh viện cũng khiếu nại, họ làm việc vào các ngày thứ bảy, chủ nhật thì không được xem là làm thêm vào ngày nghỉ để tính phụ trội. Ông Nguyễn Thành Luận, Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chánh Công ty Truyền tải Điện 4, cho biết truyền tải điện là công việc đặc thù, CN phải chia ca trực 24/24 giờ, mỗi ca 8 giờ nhưng vẫn đảm bảo cho CN mỗi tuần chỉ làm việc 40 giờ và có hai ngày nghỉ. Do vậy, ngày nghỉ hàng tuần không cố định vào thứ bảy, chủ nhật; CN làm việc những ngày này không phải là làm thêm. Tương tự, tại Xí nghiệp Liên hợp Ba Son, CN làm việc 44 giờ mỗi tuần nhưng xí nghiệp lại sắp xếp để CN nghỉ trọn hai ngày thứ bảy mỗi tháng. Nhiều DN làm việc 44 giờ mỗi tuần cũng sắp xếp linh hoạt như vậy mà không nhất thiết thứ bảy nào cũng nghỉ một buổi.
the thao